Loading
Overlay
ĐỊA ỐC RICH LAND
" Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai"
ĐỊA ỐC RICH LAND
“ Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai “
ĐỊA ỐC RICH LAND
“ Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai “
ĐỊA ỐC RICH LAND
"Xây Dựng Giá Trị - Kiến Tạo Tương Lai"

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC RICH LAND

Uy tín – Chuyên nghiệp – Nhân văn

“Xây Dựng Giá Trị – Kiến Tạo Tương Lai“

Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Rich Land hình thành và phát triển dựa trên thông điệp “ Xây dựng giá trị – Kiến tạo tương lai”, là công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đất nền vùng ven TP HCM, chúng tôi luôn luôn nêu cao sứ mệnh tìm kiếm và mang đến cho khách hàng, quý đối tác những sản phấm bất động sản đầu tư chất lượng, đầy đủ pháp lý và giá cả ưu đãi.

0
DỰ ÁN THỰC HIỆN
0
Giao Dịch Thành Công
0
Nhân Viên Kinh Doanh

Với những người mua nhà ở thực, nên mua nhà vào thời điểm nào để không bị mua hớ, được hưởng nhiều ưu đãi nhất đồng thời dễ dàng kiểm tra chất lượng ngôi nhà?

Mua nhà vào mùa mưa sẽ giúp người mua đánh giá chính xác nhất chất lượng của ngôi nhà

Nên mua nhà khi nào?

Mua nhà mùa mưa: Dù có những bất tiện trong việc di chuyển nhưng mùa mưa là thời điểm thích hợp để người mua dễ dàng đánh giá về chất lượng ngôi nhà mà mình dự định mua.

Nếu mua nhà vào thời tiết nắng ráo, người mua chỉ có thể kiểm tra được diện tích, thiết kế, nội thất, tiện ích… của ngôi nhà. Trong khi đó, chỉ vào mùa mưa, chất lượng chống thấm của ngôi nhà và hệ thống cấp thoát nước tại khu vực mới được bộc lộ rõ nhất. Khi đó, bạn sẽ biết khu vực đó có bị ngập hay không, mức độ ngập ra sao, hạ tầng dự án có tốt không.

Khi đi xem nhà, bạn cần chú ý đến chân tường của các ngôi nhà trong khu vực mà mình đang quan tâm. Nếu khu vực này thường xuyên bị ngập, chân tường nhà sẽ bị đóng rêu và xuất hiện vết ố. Ngoài ra, bạn cũng cần so sánh độ cao của nền nhà và đường. Nếu nền nhà thấp hơn mặt đường hoặc khu vực đó có nhiều nền nhà cao thấp khác nhau thì khả năng ngập là rất cao.

Mua nhà cuối năm, tháng 3 và tháng 7 âm lịch: Thị trường nhà đất cuối năm thường khá sôi động với nhiều dự án được mở bán để đáp ứng nhu cầu mua nhà đón Tết của người dân. Các chủ đầu tư sẽ chào bán lượng hàng tồn cùng các sản phẩm mới với những chính sách hấp dẫn để kích cầu sức mua như chiết khấu cao, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng…

Ngược với sự sôi động của thị trường cuối năm, tháng 3 và tháng 7 âm lịch là thời điểm thị trường có phần ảm đạm hơn những tháng khác trong năm. Tâm lý kiêng kỵ xuống tiền trong tháng này đã khiến lượng giao dịch giảm sút.

Hiện nay, do quy mô thị trường lớn hơn nên tâm lý e ngại của người dân đã không còn quá nặng nề. Tuy nhiên, để bán được hàng, các dự án mở bán vẫn sẽ áp dụng những chương trình ưu đãi để kích cầu.

Do đó, chọn mua nhà vào những thời điểm này, khách hàng sẽ được hưởng nhiều khuyến mại hấp dẫn.

Mua nhà khi thị trường bắt đầu phục hồi: Với người mua nhà để ở, thời điểm thị trường chạm đáy và dần phục hồi là lúc nên xuống tiền để chọn một ngôi nhà ưng ý.

 

Chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản gồm 4 giai đoạn là Phục hồi – Sốt nóng – Hạ nhiệt – Đóng băng. Khi thị trường chạm đáy, giá bất động sản giảm mạnh, mọi giao dịch gần như đình trệ. Thời điểm này, người mua cần liên tục cập nhật thông tin thị trường, khi giá bán gần với giá trị thực của sản phẩm, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn.

Tín hiệu đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn phục hồi là những chuyển biến tích cực của nền kinh tế và sự tăng dần của giá bán. Đây là thời điểm bạn nên mua nhà bởi rất có thể sau đó giá sẽ ngày càng tăng.

Không nên mua nhà khi nào?

Thị trường đang sốt nóng: Khi thị trường sốt nóng và xảy ra “bong bóng”, giá bất động sản bị đẩy lên cao hơn giá trị thực do các nhà đầu tư thứ cấp bỏ tiền mua vào và bán ra kiếm lời.

Dù thị trường đang trong tình trạng nào thì nhu cầu mua bán luôn đan xen. Do đó, những người mua nhà đất ở thực – nhóm khách hàng có ít kinh nghiệm nhất nên trì hoãn việc mua vào thời điểm thị trường đang sốt nóng để đảm bảo an toàn và không bị mua hớ. Thay vào đó, thời điểm này, người mua nên dành thời gian để quan sát, thăm dò và tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn.

Tài chính chưa đủ: Hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các gia đình trẻ, những người có thu nhập trung bình chọn vay vốn ngân hàng là giải pháp hỗ trợ tài chính để mua nhà. Tuy nhiên, trước khi quyết định vay tiền, bạn cần tự đánh giá khả năng tài chính và khả năng trả nợ của mình.

Bạn chỉ nên vay khi khả năng tài chính của mình đảm bảo được việc trả nợ trong cả trường hợp có biến động về lãi suất ngân hàng. Theo các chuyên gia tài chính, người mua nhà tuyệt đối không nên vay quá 50% giá trị căn hộ để tránh phải chịu gánh nặng nợ nần.

Thực tế đã có không ít trường hợp rơi vào “bẫy lãi suất” phải lao đao vì khoản nợ ngân hàng hàng tháng do liều vay mua nhà khi chưa đủ tài chính.

Theo nhadat.tuoitre.vn

Vốn nhỏ, không có cơ hội tại các sân chơi bất động sản lớn nhưng những nhà đầu tư thức thời vẫn tìm được cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả khi tìm về các tỉnh, thành, vùng quê.

Hai năm trước, Vũ Minh Tuấn (29 tuổi, kỹ sư phần mềm một công ty công nghệ ở Hà Nội) có khoản tích lũy 400 triệu đồng. Anh Tuấn tìm hiểu nhiều kênh đầu tư và quyết định chọn bất động sản.

Bỏ cuộc tại các sân chơi lớn

Nhưng với số vốn 400 triệu, kĩ sư trẻ thấy khó khăn khi tiếp cận các sản phẩm tiềm năng tại các thị trường lớn, vốn luôn nằm trong điểm ngắm của đông đảo nhà đầu tư. Bản thân là một người chắc chắn, cẩn trọng, anh Tuấn không muốn sử dụng đòn bẩy tài chính mà số tiền phải vay quá lớn.

Anh chia sẻ: “Tôi muốn mua đất nền Hà Nội nhưng những mảnh có vị trí đẹp, tiềm năng tăng giá cao đều cần tài chính ít nhất là 1,2-1,5 tỷ, vượt khả năng của tôi. Tôi chuyển hướng tìm hiểu các loại hình mới như officetel, soho nhưng giá bán thấp nhất cũng tầm 1 tỷ. Với số tiền có được khi đó, tỉ lệ vay ngân hàng của tôi rất cao, đồng nghĩa với rủi ro lớn. Trong trường hợp thị trường không diễn ra như tính toán, tỉ suất lợi nhuận thu về sẽ không được như mong muốn, thậm chí là zero”.

Do đó, sau 1 thời gian khảo sát, anh Tuấn quyết định không chọn các thị trường lớn để đầu tư.

Chị Nguyễn Mai Linh (khu đô thị HH Linh Đàm), làm công việc nội trợ và có khoản tiền nhàn rỗi tầm 500 triệu đồng. Chị Linh từng tìm hiểu các dự án ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và theo chân môi giới thực tế dự án ở các thị trường tỉnh đang nổi sóng, giáp ranh Hà Nội như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên…

Nhưng cũng do tài chính ít ỏi, chị thấy chới với và không đủ tự tin bởi đất đai tại những thị trường này đều cao so với dòng tiền chị đang có.

“Tôi về thành phố Thái Nguyên, những mảnh đất có tiềm năng đầu tư, giá bán dao động từ 18-22 triệu đồng/m2, lô rẻ nhất là tầm 1,6 tỷ. Ở thị xã Sông Công, những lô đẹp, hứa hẹn thanh khoản tốt, rẻ nhất cũng tầm 1 tỷ. Còn riêng tại thành phố Bắc Ninh, giá đất cao hơn hẳn so với Thái Nguyên. Thị trường tỉnh đã thế thì những thị trường lớn, tôi càng không có cửa”, chị Linh chia sẻ.

Tài chính không lớn nhưng ham làm giàu, chị Linh từng “lướt cọc” ở 1 dự án nhưng thất bại và chấp nhận cắt lỗ. Người phụ nữ này đúc rút kinh nghiệm: “Để lướt cọc thành công, bạn phải rất am hiểu và nắm nhịp thị trường rất nhanh. Cái này thì mình thua xa các môi giới và dân đầu cơ, đầu tư chuyên nghiệp”.

Tìm về thị trường ngách

Trên thực tế, những thị trường bất động sản trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… hay những thị trường mới nổi thời gian gần đây đều thiết lập mức giá cao. Những nhà đầu tư vốn ngắn muốn tham gia các thị trường này đều phải sử dụng đến đòn bẩy tài chính.

Theo ông Trần Quang Duy, Phó giám đốc Topbank.vn thì với giới đầu tư, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cần tuân thủ nguyên tắc 2 lần 50%, nghĩa là không nên vay quá 50% tổng vốn đầu tư hoặc số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng  không vượt quá 50% tổng thu nhập. Tỉ lệ 50% sẽ đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư trong khả năng trả nợ cũng như có tỉ suất lợi nhuận mong muốn.

Do đó, những nhà đầu tư vốn ngắn, không muốn mạo hiểm với tỉ lệ vay quá cao sẽ không lựa chọn cuộc phiêu lưu tại các thị trường lớn mà tìm về các thị trường ngách.

Anh Minh Tuấn đã về quê mình, một huyện thuộc tỉnh Thái Bình – nơi bình lặng và hoàn toàn lạc lõng trên bản đồ các điểm nóng về đầu tư bất động sản.

Anh Tuấn xuống tiền với một mảnh đất thuộc khu vực thị trấn của huyện. Mảnh đất anh mua vào thời điểm 2 năm trước là đất đấu giá có mức giá là 350 triệu đồng/lô. Hơn 2 năm qua, quá trình đô thị hóa của phố huyện đã giúp mảnh đất tăng giá mạnh và anh vừa giao dịch thành công với giá 560 triệu đồng.

Trong khi đó, chị Mai Linh lại chọn mua một mảnh đất gần khu công nghiệp tại Nam Định với giá khoảng 500 triệu đồng vào giữa năm 2016. Ba năm qua, khu công nghiệp được lấp đầy, số lượng công nhân đổ về đông đảo, kéo theo sự gia tăng nhu cầu lưu trú, kinh doanh, dịch vụ.

Và hệ quả tất yếu là đất tăng giá. Đến tháng 7/2019, mảnh đất của chị Linh được sang tay chủ mới với giá  800 triệu đồng.

Theo anh Tuấn, với những nhà đầu tư vốn ngắn, không nhất thiết phải lao theo đám đông, tìm đến những thị trường lớn để đầu tư. Ở những thị trường đó, giá và mức độ cạnh tranh đều cao, nhà đầu tư vốn nhỏ phải sử dụng đòn bẩy tài chính với tỉ lệ vay lớn, đồng nghĩa rủi ro cao.

Trong khi đó, cơ hội đầu tư bất động sản có ở khắp nơi, quan trọng là nhà đầu tư phải nhìn ra tiềm năng của thị trường. Khu vực thị trấn, trung tâm phố huyện, những khu vực xa xôi nhưng có quy hoạch mới rõ ràng, định hướng phát triển tương lai… đều là những mảnh đất màu mỡ, hứa hẹn dòng tiền đầu tư sinh sôi.

Còn theo chị Mai Linh, với những thị trường này, nhà đầu tư hãy xác định một cuộc chơi lâu dài, thay vì tâm lý lướt sóng, chạy theo đám đông, theo tin đồn.

Với những khu vực đầu tư không mang tính chất “nóng sốt” trên bản đồ thị trường, nhà đầu tư cần phải nắm rõ địa lý khu vực, mặt bằng giá chung và chắc chắn về các thông tin quy hoạch.

Theo cafef.vn

Dự án có tổng chiều dài 4,4 km, tuyến đường mới nối từ Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa sẽ được thiết kế 6 làn xe thay vì 4 làn như trước đây.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, tăng thêm 2.400 tỷ. Trong đó, chi phí xây lắp hơn 1.735 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 2.640 tỷ đồng, còn lại là kinh phí quản lý dự án, tư vấn, dự phòng…

Lý do thay đổi quy mô dự án là Bộ Giao thông Vận tải đã duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất tới năm 2030 – xây thêm nhà ga T3 – nâng công suất sân bay lên gấp đôi (50 triệu lượt hành khách mỗi năm) khiến áp lực giao thông quanh sân bay sẽ tăng cao.

Tuyến tường Cộng Hòa, gần sân bay Tân Sơn Nhất, thường xuyên kẹt xe. Ảnh: Thành Nguyễn.

Công trình thay vì bốn đoạn với quy mô 4 làn xe rộng 20 – 22 m như năm 2016 (đã được HĐND TP HCM thông qua chủ trương) thì nay dự án được điều chỉnh thành 5 đoạn với quy mô 6 làn, rộng 29,5 – 48 m. Thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.

Tổng chiều dài khoảng 4,4 km, đường mới có lộ trình: Trần Quốc Hoàn – Thăng Long – trạm gác quân đội (Phan Thúc Duyện) – đường 18E – đường C2 – Hoàng Hoa Thám – đường C12 – Cộng Hòa.

Các công trình trên tuyến sẽ có hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng mới hầm chui tại nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện và nút giao Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý.

“Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn và đường Cộng Hòa đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo”, Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến (Chủ tịch Hội đồng Thẩm định TP HCM) kết luận trong báo cáo gửi chủ đầu tư.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đã cập nhật đơn giá đất mới của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình với giá đất hơn 156 triệu đồng mỗi m2, giá bồi thường nhà gần 7 triệu đồng mỗi m2.

Theo Vnexpress

Công ty Cổ phần địa ốc RICH LAND xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2019 như sau:

Ngày nghỉ giao dịch: Thứ Bảy ngày 31/08/2019

Giao dịch bình thường trở lại: Thứ Ba ngày 03/09/2019

Kính chúc Quý Nhà đầu tư cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Trân trọng !!

(Ban lãnh đạo RICH LAND)

Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai với UBND TP.HCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.

UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với UBND TP.HCM triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành. Được biết, lưu lượng xe ra vào cảng Cát Lái hiện vượt gần gấp đôi năng lực của các tuyến đường xung quanh. Khu vực này hiện có cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, nối TP.HCM với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, tuyến cao tốc này đang chịu áp lực giao thông rất lớn và lại chỉ dành cho ôtô lưu thông. Vì vậy, nhu cầu đi lại, kết nối giữa quận 2, TP.HCM với Đồng Nai cùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phụ thuộc nhiều vào phà Cát Lái. Nhưng lưu lượng xe qua phà cũng quá tải. Tình trạng trên khiến kẹt xe cục bộ thường xuyên xảy ra ở cả 2 đầu phà. Dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp được thực hiện nhưng khu vực phà Cát Lái không bắt kịp tốc độ phát triển.

Ngoài ra, việc xây cầu Cát Lái kết nối Đồng Nai – TP.HCM còn giúp năng lực vận tải từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến cả các tỉnh miền Tây tăng mạnh. Cầu Cát Lái được mong chờ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại khu vực cửa ngõ phía đông TP.HCM.

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Đồng Nai chủ trì, phối hợp với TP.HCM thực hiện các thủ tục để triển khai dự án xây dựng cầu Cát Lái thay cho phà Cát Lái hiện hữu.Theo đó, Đồng Nai muốn chia dự án đầu tư xây dựng cây cầu này làm 3 dự án thành phần.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, do tổng mức đầu tư của dự án lớn (hơn 7.200 tỷ đồng) nên việc triển khai theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi, vì vậy cho phép tách dự án ra làm 3 dự án thành phần.

Cụ thể, phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623m, quy mô mặt cắt ngang rộng 60m, Chính phủ giao cho TP.HCM thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao); phần đường dẫn phía Đồng Nai dài 263m, rộng 56m do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BT.

Riêng phần cầu chính, Chính phủ giao tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BOT. Trong quá trình nghiên cứu, nếu việc thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ chuyển sang phương án BOT kết hợp BT. Phần đất để thực hiện BT sẽ nghiên cứu sử dụng từ quỹ đất trên địa bàn Đồng Nai.

Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông – vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải. Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, sở đã kiến nghị UBND TP.HCM đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện các thủ tục để triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái nhằm kết nối giao thông liên vùng TPHCM, đồng thời tạo động lực trong việc phát triển đô thị mới Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, kết nối giao thông với tỉnh Đồng Nai hướng vào trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch giữ nguyên là phà như hiện hữu.

Thế nhưng, trên cơ sở đề xuất đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 194 và báo cáo của Sở Giao thông vận tải, UBND TP.HCM đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái. Theo đó, tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5km, quy mô mặt cắt ngang đảm bảo 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.

Trong tình trạng “sốt ruột”, tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TP.HCM để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. Cụ thể, Tỉnh Đồng Nai đã chủ động đề xuất đứng ra xây dựng và trực tiếp mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM.

Bởi, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm quận 1 của TP.HCM khoảng 20km, nhưng hàng loạt dự án bất động sản ở Nhơn Trạch đã trở thành khu đô thị “ma” gần 20 năm qua là điều rất khó hiểu. Theo đó, tỉnh này đang làm việc với một số nhà đầu tư tiềm năng cùng bàn thảo phương án đầu tư, dự kiến Cầu Cát Lái khởi công từ năm 2020.

Theo cafef.vn

Xe không được lưu thông vào nhiều tuyến đường ở quận 1, từ 19h đến 22h ngày 2/9, để thành phố bắn pháo hoa mừng lễ Quốc khánh.

TP HCM bắn pháo hoa từ 21h đến 21h15 ngày 2/9 tại 3 điểm: đầu đường hầm Sông Sài Gòn (quận 2), Tòa nhà Landmark – khu vực công viên Vinhomes (quận Bình Thạnh) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) để kỷ niệm 74 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh.

Để bảo đảm an toàn và phục vụ người dân vui chơi, ngắm pháo hoa, Sở Giao thông Vận tải đề nghị các loại xe không được đi vào đường Nguyễn Huệ (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng).

Lộ trình thay thế hướng đi quận 4: Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng; hoặc đường Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thái Bình – Calmette – Cầu Calmette – Đoàn Văn Bơ – Hoàng Diệu.

Hướng đi quận 3: Tôn Đức Thắng – Công Trường Mê Linh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tôn – Pasteur.

Từ 20h đến 22h tất cả phương tiện bị cấm lưu thông vào các tuyến đường: Nguyễn Tất Thành (đoạn từ Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội, quận 4); Tôn Đức Thắng (đoạn từ Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội quận 1); Đồng Khởi (đoạn từ Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng); Hải Triều (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ); Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến đường Tôn Đức Thắng).

Lộ trình thay thế từ quận 4 đi quận 1: Nguyễn Tất Thành – Hoàng Diệu – Đoàn Văn Bơ – Calmette – Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Công trường Quách Thị Trang – Lê Lợi – Pasteur – Lý Tự Trọng – Tôn Đức Thắng; hướng ngược lại: Tôn Đức Thắng – Công trường Mê Linh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thái Bình; hoặc đường Nguyễn Công Trứ – Calmette – cầu Calmette – Đoàn Văn Bơ – Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành.

Quận 1 đi quận 2: Võ Văn Kiệt – Ký Con – Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Công trường Quách Thị Trang – Lê Lợi – Pasteur – Lý Tự Trọng – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh – cầu Thủ Thiêm – Nguyễn Cơ Thạch – Mai Chí Thọ; hướng ngược lại: Mai Chí Thọ – Nguyễn Cơ Thạch – cầu Thủ Thiêm – Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Kiệt (quận 1).

Trong khoảng thời gian này, các phương tiện cũng bị hạn chế lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (qua khu đô thị Vinhomes Center Park, phường 22, quận Bình Thạnh); khuôn viên khu đô thị Vinhomes Center Park sẽ được lực lượng chức năng tạm thời phong tỏa để phục vụ công tác bắn pháo hoa trong thời gian diễn ra sự kiện.

Lộ trình thay thế từ quận 1 đi quận Bình Thạnh: Nguyễn Hữu Cảnh – Ngô Tất Tố – Nguyễn Văn Lạc – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Điện Biên Phủ; hướng ngược lại: Điện Biên Phủ – cầu Điện Biên Phủ – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Thị Minh Khai – Đinh Tiên Hoàng – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh.

Sở Giao thông Vận tải thành phố cũng lưu ý người dân không được dừng đỗ xe hoặc tập trung trên các cây cầu: Khánh Hội, Mống, Calmette, Ông Lãnh, Thủ Thiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, cầu vượt Ngã tư Hàng Xanh, Bình Lợi, Bình Triệu, Rạch Chiếc, Sài Gòn, Phú Mỹ, các cầu trên đường Mai Chí Thọ và trên nóc hầm sông Sài Gòn để xem pháo hoa.

Theo Vnxpress

Tiếp xúc với một số nhà đầu tư (NĐT) “sừng sỏ” chuyên săn đất nền khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai), đất ven trung tâm Sài Gòn, Long Thành…mới thấy đầu tư đất nền cần trường vốn và cần thời gian dài chờ đợi.

Tìm hiểu được biết, không ít NĐT sở hữu BĐS tại Tp.HCM và tiếp tục săn nhiều nền đất tại khu vực lân cận như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu – những khu vực mà họ nhìn thấy được tiềm năng; biên độ tăng giá có thể đột biến trong tương lai.

Có một số NĐT liên tục tìm kiếm đất nền khu ven, mua một lúc nhiều nền, thậm chí đã mua 5-10 năm trước đó nhưng vẫn tiếp tục mua vào ở thời điểm này. Có một số NĐT “cá mập” tiết lộ, hiện đã sở hữu khoảng 50-100 nền đất ở khu vực Nhơn Trạch và tiếp tục chờ đợi…

Tiếp xúc với chị H. (ngụ Q.7) một NĐT hiện đã sở hữu khoảng hơn 100 nền đất tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) và một số khu vực khác của Tp.HCM, được biết, chị đã đầu tư đất khá nhiều nơi như Q.7, Nhà Bè, khu Sala và khu Thạnh Mỹ Lợi Q.2. Riêng Nhơn Trạch chị có mua đất từ cách đây 7 năm nhưng lúc đó chỉ mua vài nền rồi bỏ đó. Khoảng 2 năm trở lại đây nhận thấy Nhơn Trạch là vùng đất có tiềm năng và giá đất còn khá rẻ, chị đã bán phần lớn các lô đất tại Sài Gòn và tái đầu tư tại Nhơn Trạch.

Chị H. cho biết, chị mua cả đất nền dân cư hiện hữu, đất phân lô dự án và đất nông nghiệp, tất cả có điểm chung là đều có sổ hồng và pháp lý minh bạch. Theo chia sẻ của NĐT “sừng sỏ” này, hàng ngày có khá nhiều môi giới gọi điện hỏi bán lại nhưng chị vẫn chưa muốn bán.

NĐT này cho biết, chị mua đất Sài Gòn từ thời điểm còn khá rẻ, khi đạt kỳ vọng lợi nhuận mới bán ra và tiếp tục tái đầu tư ở những khu vực giá còn mềm, đợi thời cơ “chín muồi” mới bán.

Theo chia sẻ của chị H., trước đây chị cũng đi ở trọ, thậm chí “ăn chả dám ăn”, để dành tiền mua đất Sài Gòn. Hồi đó, đất Sài Gòn rất rẻ, chỉ cần vài tháng lương là mua được đất (tính bằng vàng). Đến giờ bán vài miếng đất Sài Gòn có thể mua đầu tư được nhiều mảnh ở khu lân cận.

Một NĐT khác tên T cũng là NĐT “cá mập” khi sở hữu hơn 100 nền đất tại khu vực lân cận Tp.HCM. Đây cũng là trường hợp “mua đất mãi mà không bán”. Theo chia sẻ của anh T, anh có “đam mê” với việc đầu tư đất từ hơn 10 năm trước, ở khu vực nào mà có đất phân lô hoặc đất dự án “manh nha” ra thị trường là anh săn mua ở thời điểm đầu. Trong số đó có khá nhiều miếng được bán đi và tái đầu tư ở khu vực xa hơn.

Hầu hết các miếng đất sinh lời từ 50-70% anh mới bán lại. Nếu nhìn thấy khu vực còn tiềm năng phát triển, biên độ tăng giá còn cao anh vẫn tiếp tục chờ. Anh T tiết lộ, hiện đất của anh nằm chủ yếu ở khu lân cận Sài Gòn như Nhơn Trạch, Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết và một số nền ở khu vực Bình Phước.

Theo ghi nhận, đặc điểm chung của các NĐT “cá mập” là tìm những miếng đất đã có sổ rõ ràng, không mua đất dạng hợp đồng. Đa số họ trường vốn hoặc bán những miếng đất đã gia tăng giá trị cao như kì vọng và tái đầu tư ở những khu vực giá còn mềm, khả năng tăng giá trong tương lai còn cao.

Theo tìm hiểu, thời gian họ “ủ” sản phẩm của các NĐT này có thể kéo dài tư 7-10 năm, trong khoảng thời gian này, họ có thể ra hàng những sản phẩm đã tăng giá đạt đỉnh, dùng số tiền đó gom đất chỗ khác. Có những sàn BĐS giao dịch với các NĐT này khoảng 40-50 nền trong vòng 1-1.5 năm.

Đặc điểm của các NĐT này là mua hầu hết các loại hình sản phẩm, nhưng trong đó đất nền vẫn là sản phẩm đầu tư nhiều nhất. Theo họ, đất nền dễ mua, dễ ra hàng do nhu cầu sở hữu còn cao. Đây cũng là loại hình có mặt đa dạng ở hầu hết các khu vực nên dễ lựa chọn.

Thời điểm này, một số khu vực mà NĐT quan tâm nhiều phải kể đến như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai); Bà Rịa – Vũng Tàu; Bình Thuận và một số thị trường mới nổi như Bình Phước, Bình Định. Đặc biệt, thời gian gần đây, trước thông tin cầu Cát Lái và sân bay Long Thành đang rục rịch nhiều NĐT có kinh nghiệm và trường vốn, cả NĐT khu vực phía Bắc đã tìm đến nơi đây gom đất và chờ thời điểm thích hợp để ra hàng, hưởng lợi nhuận cao.

Theo tri thức trẻ

Dòng tiền đầu tư bất động sản đang hướng về một số thị trường như Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Dương…

Thị trường bất động sản vùng ven ngày càng được nhà đầu tư chú trọng

Những nơi này đang chứng kiến thị trường bất động sản phát triển khá sôi động. Trong đó, nhu cầu đầu tư vào phân khúc đất nên, nhà phố, biệt thự tại các dự án khu đô thị mới diễn ra khá sôi động.

Lý do được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá, đó là khu vực này đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường cao tốc và sân bay. Khi hoàn thành sẽ hình thành nên một vùng đô thị mới, được xem là sự mở rộng của TP.HCM, kéo theo sức hút về lao động, di dân và nhu cầu của người nước ngoài đến làm việc ở những nơi này do sự phát triển bùng nổ của các nhà máy, khu công nghiệp…

Tiềm năng vùng kinh tế trọng điểm

Tp.HCM đang được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trung bình hàng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách nhà nước.

Ngoài ra, các tỉnh vùng ven như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đến nay là những tỉnh công nghiệp. Long An cũng đang dần dần tiến lên thành một tỉnh công nghiệp. Bà Rịa-Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn nhất cả nước và đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực.

Cơ sở hạ tầng vùng ven đang được đầu tư đồng bộ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư

Cùng với sự chuyển mình phát triển về kinh tế, nhằm tạo lực đẩy mạnh mẽ cho khu vực kinh tế phía Nam cũng như cả nước, Chính phủ đã quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Tp.HCM và các tỉnh thuộc cả miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Trong đó, với vai trò trung tâm kết nối phát triển, Tp.HCM đã đóng vai trò chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng vốn có.

Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

Theo quy hoạch của TP.HCM, khu Đông TP.HCM là đô thị vệ tinh của thành phố và được đầu tư mạnh mẽ để triển hạ tầng và hệ thống giao thông như: Sân bay Long Thành, các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, đường Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức qua đến thành phố Biên Hòa…

Hạ tầng khu Đông TP.HCM được chính quyền chú trọng phát triển để mở ra những cơ hội mới thu hút nhà đầu tư về đây phát triển kinh tế cho vùng. Điển hình là Đồng Nai đang được phát triển đồng bộ, kết nối với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với chính sách giãn dân ra các vùng ven để giảm tải cho TP.HCM, nhiều dự BĐS ven Sài Gòn được quy hoạch chuyên nghiệp, theo xu hướng tương lai hóa.

Tận dụng tối đa ưu thế thiên nhiên, quỹ đất của khu lân cận cùng nhu cầu của người sử dụng trong tương lai, các nhà phát triển BĐS tại khu Đông hướng tới quy hoạch các dự án xanh, tối ưu tiện ích. Nhờ việc phát triển nhiều dự án quy mô, bài bản của các chủ đầu tư lớn và uy tín, thời gian qua nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã đổ về thị trường các tỉnh vùng ven TP.HCM để “xuống tiền”.

Đơn cử như dự án Aqua City ở Đồng Nai, được quy hoạch với quy mô hàng trăm héc-ta, bao gồm các loại hình: shophouse, nhà phố và biệt thự do Novaland làm chủ đầu tư. Ngoài việc phát triển theo tiêu chí công trình xanh và thông minh, khu đô thị sinh thái Aqua City cũng khá thuận tiện trong kết nối liên vùng và các tiện ích ngoại khu, khi nằm trên trục đường lớn Hương lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), gần quốc lộ 51.

Hay một dự án khác là Waterpoint tại Long An do Nam Long Group làm chủ đầu tư cũng được phát triển theo các tiêu chí tương tự. Trong năm 2019, thị trường các tỉnh vùng ven như Phan Thiết, Hồ Tràm – Bình Châu cũng ghi nhận nhiều dự án nổi trội như Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm..vv.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét

Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường ở các tỉnh vùng ven TP.HCM có ưu thế là nằm trong các vùng kinh tế trong điểm của phía Nam với tỉ suất sinh lời cao, thanh khoản tốt và có thể nhanh chóng bán ra kiếm lời, đã mang đến hấp lực lớn cho các nhà đầu tư, trong đó không ít nhà đầu tư đến từ phía Bắc. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội tìm đến các thị trường này do giá đất ở khu vực này còn thấp.

Con số ghi nhận thực tế cho thấy các tỉnh vùng ven TP.HCM có giá còn mềm, nhiều dư địa phát triển cùng khả năng tăng giá cao. Đơn cử khu Đông TP.HCM hiện ghi nhận mức giá tăng từ 9-11% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, giá đất tại Đồng Nai từ sau áp dụng hệ số giá đất mới, nhiều nơi đã tăng gấp 1,5-3 lần. Điển hình nhất là tại thị trường Long An, khảo sát tình trạng giá đất nền tại một số khu vực như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước… giá đất hiện đang ở mức dao động từ 15-25 triệu đồng/m2.

So với thời điểm 1 năm trước, giá đất tại đây đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2. Khảo sát tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá đất từ năm 2020 dự kiến sẽ còn tăng khá cao khi các tuyến giao thông trọng điểm hoàn thiện.

Còn tại thị trường Bình Dương, đại diện một công ty môi giới trên địa bàn cho biết: “Gần đây khá nhiều khách hàng ngoài Bắc đã liên hệ với công ty để tìm mua đất tại khu vực này. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn cung đất nền dự án có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện không nhiều, trong khi quỹ đất tại các thị trường lớn phía Bắc cũng đã hạn chế nên các nhà đầu tư có xu hướng Nam tiến nhằm đánh vào những nơi còn nhiều quỹ đất và giá tạm ổn như Bình Dương, Đồng Nai…”, môi giới này cho hay.

Theo cafef.vn

Mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền, hay hợp đồng góp vốn hoặc qua vi bằng được cảnh báo đầy rủi ro.

Có gần một thập niên tư vấn pháp lý bất động sản tại TP HCM, chuyên gia Nguyễn Tấn Phong cho biết, thị trường đang xuất hiện một số loại hợp đồng mua bán khiến nhà đầu tư lâm cảnh “lành ít dữ nhiều”. Ông Phong khuyên người mua thận trọng trước khi đầu tư.

Mua nhà đất qua vi bằng

Trong 12 tháng qua, một số quận ven TP HCM đã kêu gọi người dân không mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng. Lời kêu gọi này là thông tin để người dân biết nhằm tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng để tạo lòng tin, lừa đảo mua bán đất phân lô, nhà không đủ điều kiện pháp lý để giao dịch.

Ông Phong cho biết, theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong đó có nhà ở, nhà ở thương mại) phải được công chứng, chứng thực theo quy định.

Vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp luật khác. Tuy nhiên, Sở Tư pháp vẫn có quyền từ chối vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập. Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nhà 3 chung được chào bán trên chợ địa ốc trực tuyến. Ảnh: 5home.asia

Thời gian qua tại TP HCM người dân mua bán, chuyển nhượng nhà đất theo hình thức lập vi bằng ở loại nhà 3 chung (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà). Việc mua bán này còn được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Có không ít trường hợp người dân mất oan tiền tỷ vì mua bán nhà qua hình thức này.

Mua nhà đất bằng hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn hay hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư về bản chất là hình thức huy động vốn tinh vi để thực hiện dự án. Nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt bút ký loại hợp đồng này vì nếu bất cẩn khách hàng có thể bị chiếm dụng vốn mà không thể ngờ tới.

Do thiếu tiền triển khai dự án hoặc chi phí lớn, doanh nghiệp huy động vốn từ chính khách hàng khi dự án đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý với giá bán được chào mời cực rẻ. Nếu khách hàng thấy đây là cơ hội đầu tư hấp dẫn, họ sẽ đặt bút ký hợp đồng góp vốn, trở thành đối tác của chủ đầu tư.

Do hợp đồng góp vốn không phải là hợp đồng mua bán nên sản phẩm cuối cùng khách hàng nhận được thường không hoàn chỉnh. Cam kết bồi thường trong hợp đồng góp vốn cũng không cao như hợp đồng mua bán, thường ở mức tượng trưng và hoàn vốn, thậm chí là không có mức bồi thường.

Mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền

Dấu hiệu nhận biết của việc mua tài sản bằng hợp đồng ủy quyền là nghĩa vụ của chủ nhà đất rất mập mờ. Chủ nhà đất thường không ra mặt mà ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện các thủ tục. Theo quy định của pháp luật, khi chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản (chủ đất chưa được cấp quyền hoặc chưa được thuận chủ trương đầu tư) thì không được phép ủy quyền cho bên thứ hai bán ra thị trường được.

Theo Vnexpress

Càng xa trung tâm quận 2 (TP HCM) diện tích nhận được càng lớn, có hộ được bồi thường khu đất giá thị trường hàng trăm tỷ đồng.

Phương án bồi thường cho các hộ dân khu 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm (Khu phố 1, phường Bình An) dựa trên giá đất các dự án lân cận theo khung giá nhà nước. Cách tính này đã được UBND TP HCM nghiên cứu trong suốt thời gian dài, Ban thường vụ Thành ủy đã thông qua và sẽ trình HĐND TP HCM trong phiên họp bất thường gần nhất.

Hình ảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng (Tổ trưởng công tác liên ngành liên quan KĐTM Thủ Thiêm) cho biết, ban đầu tổ công tác định áp dụng giá bồi thường do đơn vị tư vấn đưa ra nhưng rất khó áp dụng. Nếu theo giá này sẽ ảnh hưởng đến một số dự án bồi thường, giải tỏa ở Thủ Thiêm.

Sau đó, tổ công tác tính đền bù theo quy chiếu hệ số, tức là vẫn tính giá thị trường không kiểm soát để làm cơ sở quy chiếu hệ số tỷ lệ diện tích đất được hoán đổi. Ví dụ, một m2 ở đường Trần Não (nằm trong khu 4,3 ha) sẽ hoán đổi được bao nhiêu mét vuông ở đường Lương Định Của. Tiếp theo là lấy giá đất nhà nước ban hành gần nhất liên quan đến những vị trí được đổi đất để tính hệ số quy đổi. Kết quả thẩm định gần tương đồng với con số mà đơn vị tư vấn đã tính.

Theo đó, một m2 đất mặt tiền Trần Não quy đổi đất mặt tiền đường Lương Định Của được 1,3 m2; đường số 4 (rộng 22 m) và đường A (rộng 24 m) được 1,7 m2; đường nội bộ (rộng 8 m) được 2,2 m2… Bốn tuyến đường này đều nằm trong khu 1,8 ha ở Bình Khánh mà quận 2 dự tính quy đổi đất.

Nguyên tắc quy đổi là, vị trí đất càng xa trung tâm quận 2 diện tích nhận được càng lớn. Nếu người dân đem bán diện tích đất đổi được, số tiền thu về tương đồng với diện tích đất bị thu hồi trong khu 4,3 ha ở thời điểm hiện tại.

“Phương án này được đánh giá là đem lại nhiều quyền lợi cho các hộ dân. Để chốt được chính sách quy đổi trình Ban Thường vụ Thành ủy, tổ công tác phải qua rất nhiều khâu, với sự phản biện của nhiều sở ngành, đơn vị tư vấn, nhiều lần trình UBND thành phố xin ý kiến”, ông Hưng nói.

Trong phương án bồi thường, TP HCM dành một số quỹ đất để quy đổi cho người dân là khu 1,8 ha ở Bình Khánh; 30 ha ở Nam Rạch Chiếc; 50 ha ở Cát Lái; 174 ha và 143 ha ở Thạnh Mỹ Lợi cùng các khu chung cư tái định cư. Chỉ khi nào việc quy đổi khiến diện tích đất quá nhỏ không thể đổi đất và căn hộ, thành phố sẽ tính thành tiền theo giá nhà nước gần nhất. Đây cũng là điều khiến một số người dân lấn cấn và có nhiều ý kiến khi làm việc với tổ công tác.

Ông Lê Văn Lung (có 1.000 m2 đất ở đường Trần Não Khu phố 1, phường Bình An) cho biết, phương án áp dụng hệ số để quy đổi tương đối hợp lý và khách quan hơn vì căn cứ vào đơn giá gần đây nhà nước bồi thường cho người dân khi làm vòng xoay Lương Định Của – Trần Não. Đất mặt tiền đường Trần Não 2-3 năm trước được bồi thường hơn 59 triệu đồng/m2, mặt tiền Lương Định Của hơn 45 triệu đồng/m2. Từ đó tổ công tác tính tỷ lệ quy đổi là 1.3 (một m2 đường Trần Não bằng 1,3 m2 đường Lương Định Của).

Cụ thể phương án áp dụng với trường hợp đất của ông Lung là, trong 1.000 m2 đất mặt tiền đường Trần Não của gia đình ông, chính quyền chỉ thừa nhận 200 m2 đất ở. 400 m2 kế đó phải thực hiện nghĩa vụ thuế khoảng 9,9 tỷ để được chuyển lên đất ở. Còn khoảng 400 m2 còn lại nhà nước tính theo đất nông nghiệp quy đổi lại đất ở là 20%, nghĩa là được thêm khoảng 80m2 đất ở nữa.

Như vậy, tổng cộng ông Lung được khoảng 680 m2 đất ở nhưng phải đóng tiền thuế 9,9 tỷ đồng. Áp dụng hệ số quy đổi 1.3 thì ông được bồi thường khoảng 900 m2 đất ở đường Lương Định Của. Giá trung bình đất mặt tiền đường Lương Định Của trên trang định giá là 87,6 triệu đồng/m2, còn giá thị trường (Nhà nước không kiểm soát) đang được rao bán cao nhất lên đến 280 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, hiện thành phố không có đủ đất ở mặt tiền đường Lương Định Của nên tổ công tác đề nghị giao chô ông Lung 200 m2 đất mặt tiền đường Lương Định Của, diện tích còn lại (gần 500 m2) được quy đổi tiếp theo hệ số vào khu vực phía trong nữa của khu 1,8 ha ở phường Bình Khánh (đường số 4 và đường A).

“Đây là quan điểm cá nhân tôi qua buổi tiếp xúc với tổ công tác Thủ Thiêm. Tôi vẫn chưa đồng thuận hoàn toàn với đề xuất tổ công tác đưa ra vì vẫn còn một số ý kiến chưa thống nhất về tính chất pháp lý nhà đất cũng như số tiền thuế phải đóng nên đang yêu cầu xem xét lại”, ông Lung nói.

Cũng có đất ở đường Trần Não được thành phố bồi thường lần này, bà Nguyễn Thị Trúc Huỳnh cho rằng phương án trên là tương đối khách quan. Tuy nhiên, bà còn băn khoăn về vấn đề đóng thuế chuyển đổi đất. “Chúng tôi đi kiện tận Hà Nội cả chục năm nay phải chịu bao nhiêu mất mát về vật chất lẫn tinh thần. Thành phố cần lo xong chuyện bồi thường cho người dân rồi hẵng tính đến chuyện thu thuế thì hợp lý hơn”, bà nói.

Trong khi đó, đại tá quân đội về hưu Hồng Minh Hải (70 tuổi, có 160 m2 đất ở khu 4,3 ha) chỉ đồng ý đổi đất mặt tiền đường Trần Não. “Còn nếu đất của tôi đã giao cho nhà đầu tư thì tôi muốn bàn bạc trực tiếp với họ về phương án bồi thường”, ông nói.

Theo Vnexpress

Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ đứng trước cơ hội phát triển cụm dân cư sôi động ven TP HCM.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số một triệu người sau mỗi 5 năm của thành phố. HoREA đặc biệt nhấn mạnh 5 huyện vùng ven là miền đất hứa có quỹ đất đủ sức đáp ứng được nhu cầu nhà ở ngày càng cao tại Sài Gòn.

Theo đó, 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ đứng trước bài toán phát triển mô hình dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa, trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

HoREA phân tích, huyện Củ Chi có di tích địa đạo Củ Chi là lợi thế đặc biệt và có nhiều khu công nghiệp. Huyện Hóc Môn có lợi thế tương tự huyện Củ Chi với mảng xanh lớn, thuận lợi phát triển các cụm dân cư và công trình xanh. Trong khi đó, huyện Cần Giờ có tiềm năng xây dựng cụm dân cư mới nhờ có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng Sác, di tích lịch sử Đoàn 10 Rừng Sác, khu đô thị lấn biển và dự án cầu Cần Giờ.

Nằm tiếp giáp quận 7, huyện Nhà Bè có lợi thế nhờ kết nối nhanh với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và có Khu đô thị – cảng biển Hiệp Phước. Huyện Bình Chánh có lợi thế về đầu mối kết nối giao thông, chợ đầu mối, bệnh viện tuyến cuối, có dân số lên đến 705.508 người, cao hơn nhiều quận nội thành, đã có nhiều xã có tốc độ đô thị hóa rất cao như Bình Hưng, Phong Phú, Tân Túc, Bình Chánh.

Văn bản đề xuất này cũng nhấn mạnh việc hình thành các cụm dân cư nông thôn đang đô thị hóa tại 5 huyện vùng ven là điều kiện để tái cơ cấu dân cư của TP HCM, tránh áp lực dồn nén dân cư với mật độ quá cao ở khu vực trung tâm vốn đang quá tải. Mặt khác, phát triển cụm dân cư mới tại 5 huyện vùng ven TP HCM còn góp phần hình thành nên thị trường căn nhà thứ hai (second home – mô hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng) cho cư dân thành phố và phát triển du lịch trong tương lai gần.

HoREA đề cập đến hàng loạt những mô hình bất động sản lưu trú đang phát triển mạnh mẽ về số lượng tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung có thể sẽ xuất hiện tại 5 huyện vùng ven trong tương lai.

Đó là mô hình văn phòng lưu trú (officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment), căn hộ du lịch (condotel), cửa hàng thương mại lưu trú (shophouse) đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, kết hợp vừa làm việc, kinh doanh vừa lưu trú.

Ngoại trừ căn hộ dịch vụ (serviced apartment) được hộ gia đình thuê ở hoặc được sở hữu căn hộ có thời hạn, đã được tính các chỉ tiêu quy hoạch tương tự dự án căn hộ thông thường.

Vấn đề đặt ra hiện nay là đang có sự biến tướng văn phòng lưu trú (officetel), căn hộ du lịch (condotel), cửa hàng lưu trú (shophouse) thành dạng căn hộ gia đình thông thường. Tuy nhiên, do chưa quy định các chỉ tiêu quy hoạch nên có thể dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị và chưa cấp được sổ đỏ. Vì vậy, Hiệp hội đề xuất cần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để xác định các chỉ tiêu dân số, chỉ tiêu quy hoạch xây dựng, thiết kế phù hợp và cấp sổ đỏ có thời hạn cho người mua để các sản phẩm mới này có lộ trình phát triển bền vững.

Để thực hiện tốt mô hình cụm dân cư nông thôn đô thị hóa, HoREA khuyến nghị các huyện cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tránh bị biến tướng thành nhà có nhiều phòng cho thuê, thậm chí biến thành chung cư mini gây mất an toàn. Bên cạnh đó, ứng dụng chia sẻ phòng thuê (điển hình là mô hình Airbnb) cũng đặt ra thách thức mới cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở.

Theo vnexpress.net

Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Thành, chỉ tính trong tháng 4 và tháng 5/2019 văn phòng này đã tiếp nhận gần 2.800 hồ sơ xin chuyển nhượng đất, trong đó riêng tháng 5 có đến gần 1.600 hồ sơ, tăng gấp 1,5 lần so với trước đó và tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Nhộn nhịp giao dịch nhà đất Long Thành

Theo ghi nhận, các dự án pháp lý rõ ràng, đặc biệt là các dự án nằm trong lõi trung tâm của dự án sân bay Long Thành như khu vực Tân Hiệp, Bàu Cạn được giới đầu tư săn đón. Nhiều người dân địa phương cho biết, thời gian qua, giá đất tại các khu vực quanh dự án sân bay tăng mạnh, có những lô đất cuối năm ngoái đến nay tăng hơn 35%. Đặc biệt, giá nhà đất các khu vực phụ cận sân bay để phát triển dịch vụ như Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình ghi nhận giá tăng nhanh.

Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Thành, chỉ tính trong tháng 4 và tháng 5/2019 văn phòng đã tiếp nhận gần 2.800 hồ sơ xin chuyển nhượng đất, trong đó riêng tháng 5 có đến gần 1.600 hồ sơ, tăng gấp 1,5 lần so với trước đó và tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Cùng với chỉ thị mới nhất của Thủ tướng chính phủ và những động thái của chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện khởi công xây dựng sân bay Long Thành vào năm 2020, đất nền nơi đây giao dịch sôi động hẳn lên.

Sân bay Long Thành có vị trí chiến lược, là điểm đầu mối logistics hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có vị trí thuận lợi so với tất cả các cảng trung chuyển hàng không quốc tế trong khu vực hiện nay, ngay cả so sánh với sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan và sân bay Changi của Singapore. Cho nên, theo các chuyên gia, xây dựng sân bay Long Thành sẽ là động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chính vì thế, mới đây, tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 19/7/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, các dự án kết nối trong khu vực. Đặc biệt, phấn đấu khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngay trong quý 4/2020.

“Mặt bằng giành cho giai đoạn 1 của dự án cần được bàn giao trong khoảng từ tháng 6 – 8/2020 để triển khai các hạng mục san lấp và triển khai xây dựng các nhà ga”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải từng nhấn mạnh.

Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khởi công dự án sân bay Long Thành trong năm 2020, trước đó, Đồng Nai cũng có những động thái chuẩn bị hành lang như nghiên cứu đề án thành lập thị xã Long Thành, tổ chức tập huấn thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Theo các chuyên gia, những động thái quyết liệt từ phía Chính phủ và tỉnh Đồng Nai, nhằm đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ tạo nên một cú hích mạnh mẽ đối với khu vực Long Thành. Trong đó, thị trường BĐS quanh khu vực sân bay được hưởng lợi.

Đầu tư đất nền gia tăng

Theo ghi nhận, nhà đầu tư (NĐ) đến Long Thành tìm kiếm đất nền cũng tăng rõ nét từ đầu năm đến nay. Lý giải các lý do khiến BĐS nơi đây trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư ở thời điểm này, các chuyên gia cho rằng:

Thứ nhất, thông tin dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang bước vào giai đoạn nước rút, ráo riết hoàn thiện các hạng mục cần thiết để có thể chính thức khởi công vào tháng 10 năm tới. Đây chính là thời điểm thích hợp cho nhà đầu tư muốn đón đầu cơ hội sở hữu BĐS sân bay.

Sự hình thành của Cảng hàng không Quốc tế sẽ là điều kiện thuận lợi giúp Long Thành phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để trở thành “Thành phố sân bay” với các chức năng giao lưu thương mại, dịch vụ, logistics…

Chính vì lẽ đó, khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được khởi công sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, sự vào cuộc của hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để hình thành nên các khu dân cư, phố chuyên gia, kéo theo nhu cầu về các dịch vụ, thương mại hàng không gia tăng mạnh. Từ yếu tố này, các chuyên gia dự báo, thị trường BĐS sẽ được kích hoạt băng làn sóng đầu tư mạnh mẽ, mà Long Thành sẽ làm tâm điểm.

Thứ hai, mặt bằng giá đất tại Long Thành thời điểm này dù có tăng nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với Tp.HCM cũng như các vùng phụ cận như Bình Dương, Long An… Cụ thể, nếu như nhiều dự án tại đất nền tại Long An đang được rao bán với mức giá từ 14,5 – 22 triệu đồng/m2, thì tại Long Thành, mức giá phổ biến chỉ từ khoảng 8 – 12 triệu đồng/m2. Chính điều này đã thu hút một lượng lớn khách hàng đổ về đây gom đất.

Các doanh nghiệp địa ốc cũng tranh thủ thị trường sôi động để phát triển nhiều dự án khu đô thị mới ở địa phương này như Long Thành Airport City, Eco Town Long Thành, khu đô thị Cát Linh, Airlink City hay Airport Golden Gate…

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, những lợi thế sẵn có cùng đòn bẩy của việc đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng sân bay quốc tế, Long Thành đang được đánh giá là thị trường hấp dẫn giới đầu tư BĐS ở giai đoạn này. Có thể quý 3/2019 sẽ là thời điểm thị trường sôi động nhất.

Theo cafef.vn

 Với số tiền khoảng dưới 2 tỉ đồng, người mua vẫn có nhiều lựa chọn để mua căn hộ tại khu vực quận 9, TP.HCM.

Tổng hợp đánh giá một số dự án căn hộ đang triển khai tại quận 9 để bạn đọc tham khảo:

Dự án Centum Wealth

Dự án Centum Wealth nằm trên đường Phan Chu Trinh, phường Hiệp Phú, quận 9 do liên doanh giữa Công ty cổ phần phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House) và Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc) phát triển.

Centum Wealth gồm 03 block cao từ 18-20 tầng với 544 căn hộ, 10 Garden House, 10 Shop House và 6 Duplex.

Diện tích căn hộ Centum Wealth dao động từ 55 – 89m2 bố trí loại hình căn hộ từ 2 đến 3 phòng ngủ.

Dự án này cách chợ Bến Thành (trung tâm quận 1) khoảng 15km, thời gian di chuyển mất khoảng 30 phút.

Centum Wealth nằm liền kề xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên nên thuận lợi giao thông về trung tâm thành phố cũng như đi xuống Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Hiện tại dự án đang được xây dựng đến tầng 3. Giá bán căn hộ trên 30 triệu đồn/m2.

Dự án Saigon Gateway

Gần kề Centum Wealth là dự án Saigon Gateway nằm mặt tiền đường song hành xa lộ Hà Nội, quận 9 do Công ty cổ phần bất động sản Hiệp Phú làm chủ đầu tư và được phát triển bởi Đất Xanh Miền Nam. Dự án gồm 2 block cao 25 tầng trong đó có 1 tầng hầm, 1 tầng penthouse, 23 tầng với hơn 900 căn.

Dự án này cách chợ Bến Thành (trung tâm quận 1) khoảng 15km, thời gian di chuyển mất khoảng 30 phút.

Saigon Gateway nằm liền kề xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên nên thuận lợi giao thông về trung tâm thành phố cũng như đi xuống Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Saigon Gateway hiện đang hoàn thiện để bàn giao nhà cho khách hàng. Giá bán căn hộ dự án này hiện đang giao dịch từ 30 triệu đồng/m2.

Dự án HausNeo

Nằm trong KDC Phú Hữu thuộc phường Phú Hữu, Quận 9, Khu căn hộ HausNeo kề bên khu nhà phố và biệt thự xây sẵn Louis Garden, gần giao lộ giữa cao tốc TP.HCM – Long Thành và Vành đai 2. Đại diện đầu tư dự án này là Công ty Cổ phần Phát triển EZ Land Việt Nam.

Được quy hoạch xây dựng trên khuôn viên hơn 8.000 m2, Khu căn hộ HausNeo bao gồm 3 tòa tháp trong đó 2 tòa tháp căn hộ cao 18 tầng được liên kết với nhau bởi 1 tòa tháp cao 7 tầng.

Tổng số căn hộ vào khoảng 560 căn hộ có diện tích từ 45,3 m2 – 74,9 m2, trong đó chủ yếu là căn 1 phòng ngủ và 2 phòng ngủ. Ngoài ra dự án còn có 8 căn shop house.

Dự án cách chợ Bến Thành khoảng 17km di chuyển theo các tuyến giao thông chính là đường vành đai 2, Nguyễn Duy Trinh…tuy nhiên, đây là những tuyến giao thông tương đối nhỏ hẹp, có lưu lượng xe tải trọng lớn…

Dự án HausNeo đang trong quá trình hoàn thiện và bàn giao nhà trong năm 2019. Giá bán dự án này dao động trên dưới 28 triệu đồng/m2.

Dự án Safira Khang Điền

Căn hộ Safira quận 9 tọa lạc tại mặt tiền đường Võ Chí Công, phường Phú Hữu do Công ty Khang Điền làm chủ đầu tư.

Dự án được xây dựng trên nền đất có tổng diện tích 27.120m2, quy mô xây dựng khối công trình bao gồm 4 block, cao 18 tầng nổi và 2 tầng hầm với 1.570 căn hộ và 21 căn shophouse, mật độ phân bổ khoảng 10 – 11 căn/sàn.

Dự án cách chợ Bến Thành khoảng 16km, di chuyển theo di chuyển theo các tuyến giao thông chính là đường vành đai 2, Nguyễn Duy Trinh…tuy nhiên, đây là những tuyến giao thông tương đối nhỏ hẹp, có lưu lượng xe tải trọng lớn…

Dự án hiện đã cất nóc và dự kiến bàn giao cho người mua vào năm 2020. Giá bán căn hộ Safira hiện trên dưới 30 triệu đồng/m2.

Dự án HausViva

Nằm trên đường Lò Lu, HausViva là dự án của AZ Land phát triển nhưng trên thị trường hiện không có nhiều thông tin về dự án này.

Một số thông tin cơ bản như dự án được xây dựng trên khu đất rộng 2,3ha bao gồm 2 khối đế 4 block nhà với khoảng 1.800 căn hộ.

Dự án này cách chợ Bến Thành khoảng 20km, di chuyển vào trung tâm theo các tuyến đường Vành đai 2, Nguyễn Duy Trinh… nhỏ hẹp và nhiều phương tiện nên khá khó khăn.

Khu vực dự án này cũng chưa có nhiều tiện ích ngoại khu nổi bật. Hiện toàn bộ dự án đã được quây tôn, bên trong chủ đầu tư đang cho thi công ép cọc nền móng. Giá bán tham khảo của dự án này khoảng 25 triệu đồng/m2.

Theo cafeland.vn

UBND TPHCM vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất trong một số dự án trên địa bàn TP. 

Cụ thể, đối với dự án xây dựng tuyến đường kết nối với khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, hệ số điều chỉnh giá đất ở để bố trí tái định cư từ 8,821 đến 10,131.
 
Đối với dự án cống kiểm soát triều Phú Xuân, huyện Nhà Bè, hệ số điều chỉnh giá đất ở là 9,781 và đất nông nghiệp từ 24,508 đến 29,923. Về mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hệ số điều chỉnh là 3,5. 
 
Đối với hạng mục cống kiểm soát triều Mương Chuối, huyện Nhà Bè thuộc dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 6,851 đến 7,542 và đất nông nghiệp từ 15,023 đến 19,769. Về mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hệ số điều chỉnh là 3,5. 
Đối với dự án nối thông tuyến đường D3, phường 25, quận Bình Thạnh, hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 3,7270 đến 3,8502 và đất nông nghiệp là 50,6173. 
Đối với dự án mở rộng đường Bùi Đình Túy (đoạn từ hẻm 304 Bùi Đình Túy đến đường Phan Văn Trị), phường 12, phường 14 và phường 24, quận Bình Thạnh, hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 3,2420 đến 4,8617.

Theo saigondautu.com.vn

Đến thời điểm này, dự án Bến xe Miền Đông mới lớn nhất cả nước đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, chuẩn bị đưa vào khai thác vào ngày 15/8 sắp tới. Cùng với đó, Tp.HCM đã đầu tư hơn 437 tỷ đồng để xây dựng hai cầu vượt trước bến xe mới này và dự kiến sẽ khởi công vào tháng 11/2019.

Dự án Bến xe Miền Đông mới chính thức khởi công ngày 26/4/2017, là dự án bến xe hiện đại nhất cả nước, với đầy đủ tiện ích và được kết nối đồng bộ với các tuyến metro của thành phố. Tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, giai đoạn 1 của dự án được đầu tư khoảng 740 tỷ đồng, do Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV (SAMCO) làm chủ đầu tư.

Bến xe miền Đông mới chuẩn bị đưa vào hoạt động

Giải quyết bài toán quá tải bến xe cũ

Đây là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha, rộng gần gấp ba so với Bến xe Miền Đông hiện hữu, trên xa lộ Hà Nội, thuộc địa phận phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; trong đó, phần diện tích thuộc Tp.HCM là 12,3 ha.

Sau hơn 2 năm thi công, đến nay dự án cơ bản đã hoàn tất, chỉ còn lại một số hạng mục nhỏ đang tiếp tục hoàn thiện, như trang trí, trồng cây xanh,… Đây là bến xe được kỳ vọng trở thành bến xe lớn nhất cả nước và là một trong những bến xe hiện đại của khu vực Đông Nam Á. 

Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D. Khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).

SAMCO cho biết, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2019 gồm các hạng mục nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe chờ tài, khu vực đón trả khách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu và trạm xử lý nước thải để từng bước di dời Bến xe Miền Đông hiện hữu. Ngoài chức năng chính là cung cấp dịch vụ vận tải, Bến xe Miền Đông mới còn có chức năng là trung tâm thương mại, khu vui chơi cho trẻ em, khu giải trí, rạp chiếu phim và nhà hàng.

Dự án nhằm phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Sài Gòn – Tp.HCM đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc. Theo kế hoạch, Bến xe Miền Đông mới sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm lễ/Tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến.

Ngày 31/7, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Tp.HCM cho biết, UBND Tp.HCM vừa cấp vốn cho dự án xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới, với tổng mức đầu tư hơn 437 tỷ đồng, và dự kiến khởi công vào tháng 11/2019.

Cầu vượt thứ nhất là dự án cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính quốc lộ 1) nằm cạnh cầu vượt số 2 hiện hữu của nút giao thông Đại học Quốc gia Tp.HCM nhằm tổ chức cho các dòng xe từ hướng tỉnh Đồng Nai đi vào Bến xe Miền Đông mới. Dự án thứ 2 là xây cầu vượt số 4 (cũng vượt tuyến chính quốc lộ 1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe Miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm Tp.HCM và đi tỉnh Bình Dương.

Song song sẽ xây dựng đường chui trên phần đường song hành bên phải quốc lộ 1 (hướng Tp.HCM đi Đồng Nai) rộng 8m, dài 670m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai. Dự án cũng gồm xây dựng đường chui trên phần đường song hành bên trái quốc lộ 1 rộng 8m, dài 350m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Tp.HCM.

Việc đầu tư xây dựng 2 cầu vượt cùng các công trình phụ trợ nói trên nằm trong tổng thể quy hoạch dự án Bến xe Miền Đông mới nhưng không cùng dự án. Được biết, dự án Bến xe Miền Đông mới sẽ đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2019 song việc đi lại của các phương tiện giao thông ra vào bến xe sẽ chưa thuận lợi, vì hiện tại tình hình giao thông thuộc khu vực chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường nhỏ chưa được nâng cấp, mở rộng. 

Chủ đầu tư là Tổng công ty SAMCO cũng đã kiến nghị địa phương sớm nâng cấp sửa chữa đường Hoàng Hữu Nam, đường số 400, đường số 13 (thuộc quận 9) trên địa bàn quản lý.

Để bến xe hoạt động ổn định, chủ đầu tư cho biết, kế hoạch di dời các tuyến vận tải hành khách cố định từ Bến xe Miền Đông hiện hữu ra Bến xe Miền Đông mới được chia thành 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1: di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100 km trở lên (Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc). Giai đoạn 2 (sau một năm): di dời tiếp 85 tuyến vận tải hành khách cố định từ Thừa Thiên – Huế trở vào khu vực miền Trung, và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và tuyến liên vận quốc tế.

Theo vneconomy.vn

Hiện nay, TP.HCM quy định diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:

Tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa tối thiểu là 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn ba mét.

Trong khi đó tại các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn bốn mét.

Với các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn), thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn năm mét.

Tuy nhiên, Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND của UBND TPHCM cho phép tám trường hợp sau đây sẽ không áp dụng diện tích đất tối thiểu được tách thửa:

Thứ nhất là chuyển mục đích sử dụng đất.Ví dụ trước đây Nhà nước đã cấp thửa đất 70m2 tại huyện Nhà Bè với mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nay xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở thì vẫn được chấp thuận.

Thứ hai là chuyển quyền sử dụng đất trọn thửa. Nếu như trước đây Nhà nước đã cấp sổ đỏ cho thửa đất 20m2, thì nay người đang sở hữu được quyền chuyển nhượng thửa đất đó cho người khác mà không bị khống chế bởi diện tích tối thiểu.

Thứ ba là bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ. Nghĩa là khi bán nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước thì diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu nêu trên vẫn được chấp nhận.

Thứ tư là trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất.Ví dụ, sau khi tách thửa, diện tích thửa đất đó là 40m2, nhưng Nhà nước thu hồi 10m2 của thửa đất đó thì phần thửa đất còn lại là 30m2 vẫn được công nhận.

Thứ năm là đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.

Thứ sáu là tách thửa đối với đất do tổ chức sử dụng; về nhu cầu sử dụng đất và thẩm định nhu cầu sử dụng đất của tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.

Thứ bảy là khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất ở đã hình thành trước ngày 25 tháng 10 năm 2014 và có diện tích tối thiểu nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND.

Thứ tám là khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất không phải là đất ở đã hình thành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, có diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu nêu trên.

Theo cafeland.vn

UBND tình Đồng Nai vừa công bố thông tin đấu giá khu đất khu dân cư theo quy hoạch 92,2 ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành với giá khởi điểm là 1.645 tỷ đồng.

Vị trí chính xác của khu đất 92ha là đường đất rộng khoảng 5m cách đường liên xã Long Đức – Lộc An đoạn qua xã Lộc An (từ Tỉnh lộ 769 đến giáp ranh xã Long Đức) khoảng 500m.

Diện tích cụ thể của khu đất là 922.154,2 m2, trong đó:

Diện tích đấu giá là 539.460,21 m2 gồm: 465.687,87 m2 đất ở tại nông thôn (đất ở dự án), 50.718,48 m2 đất công trình giáo dục và 23.053,86 m2 đất công trình dịch vụ đô thị.

Diện tích không đấu giá: 382.693,99 m2 gồm đất cây xanh, đất giao thông hạ tầng kỹ thuật, đơn vị trúng đấu giá có trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đấu nối theo đúng quy hoạch chi tiết và bàn giao cho UBND huyện Long Thành quản lý theo quy định.

Mục đích sử dụng đất: Đất ở tại nông thôn (đất ở dự án), đất công trình giáo dục, đất công trình dịch vụ đô thị.

Hình thức sử dụng: Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê và giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Thời hạn sử dụng: Đất ở tại nông thôn (đất ở dự án) là lâu dài; Đất công trình giáo dục là 50 năm; Đất công trình dịch vụ đô thị là 50 năm.

Giá khởi điểm tài sản đấu giá là 1.645,7đồng, tiền đặt trước là 164,57 tỷ đồng/hồ sơ và tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá là 5.000.000 đồng/hồ sơ.

Thời gian dự kiến tổ chức đấu giá là 14 giờ 30 phút ngày 23/8/2019.

Theo cafeland.vn

Có thể bạn quan tâm:

Công ty Jones Lang LaSalle (JLL) vừa có báo cáo về tiềm năng của bất động sản tại các tỉnh lân cận TP.HCM. Điểm chung của các thị trường này là ngoài mảng bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp đang phát triển rầm rộ.

Bình Dương

Bình Dương là tỉnh có nền tảng kinh tế vững chắc gồm hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và thủ tục hành chính hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, và cũng là tỉnh có số lượng lớn người lao động đổ về. Thị trường bất động sản Bình Dương phát triển ở nhiều phân khúc, trong đó có bất động sản công nghiệp, nhà ở và văn phòng.

Theo thống kê của JLL, giá thuê đất công nghiệp theo chu kỳ ở Bình Dương hiện đạt 80 USD (khoảng 1,8 triệu đồng)/m2. Nguồn cung và giá giá thuê căn hộ cũng như văn phòng ở tỉnh này cũng có nhiều khởi sắc.

Cụ thể, Bình Dương đang có nguồn cung căn hộ đạt hơn 24.000 căn với giá bán trung bình khoảng 939 USD (khoảng 22 triệu đồng)/m2. Nhà liền thổ có khoảng 4.500 căn với giá bán trung bình đạt 1.374USD (khoảng 32 triệu đồng)/m2.

Thị trường văn phòng cũng ghi nhận nguồn cung đạt 48.400m2, giá thuê trung bình 11.5USD (khoảng 265.000 đồng)/m2/tháng. Ở mảng bán lẻ, những “ông lớn” hiện hữu như Aeon Mall, Lotte Mart và Vincom Plaza Dĩ An hứa hẹn sẽ khiến thị trường bùng nổ, chỉ đứng sau TP HCM về mảng bán lẻ trong các tỉnh phía Nam.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, cho biết “nhiều cơ hội việc làm được tạo ra bởi sự phát triển nhanh chóng của phân khúc công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất. Nhưng tốc độ phát triển vượt bậc cũng góp phần tạo nên tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, gây khó khăn trong việc thuê lao động cho các công ty đang nung nấu ý định đặt trụ sở sản xuất tại Bình Dương.”

Tại các tỉnh thuộc khu vực phía nam, các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm các tài sản công nghiệp và hậu cần.

Đồng Nai

Nhu cầu dịch chuyển các nhà sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam của các công ty đa quốc gia là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp Đồng Nai. Theo báo cáo quý 2/2019 của JLL, nhu cầu thuê tăng mạnh đã đẩy giá thuê đất công nghiệp tại Đồng Nai lên mặt bằng giá mới với 90USD (khoảng 2 triệu đồng)/m2/chu kỳ thuê, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung căn hộ toàn tỉnh có 2.424 căn, những cải thiện đáng kể của cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy giá bán căn hộ trung bình lên đến 1.150 USD (khoảng 26,7 triệu đồng)/m2. Đồng Nai cũng là tỉnh có giá bán căn hộ cao nhất nhì khu vực miền Nam, đứng sau TP HCM. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 4.235 căn với giá bán trung bình đạt 1,273USD (khoảng 29,6 triệu đồng)/m2.

Đối với thị trường văn phòng, Đồng Nai có thể cạnh tranh trực tiếp với Bình Dương với lượng nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh. Toàn tỉnh có 49.500m2 sàn văn phòng với giá thuê trung bình đạt 10USD (khoảng 230.000 đồng)/m2/tháng.

Thị trường bán lẻ cũng ghi nhận sự sôi động từ các trung tâm mua sắm tại Biên Hòa với tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn tỉnh đạt 121.850m2, giá thuê trung bình đạt 16,5USD  (khoảng 380.000 đồng)/m2/tháng.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Hai ngành kinh tế chủ lực của Bà Rịa – Vũng Tàu là dầu khí và du lịch vẫn không ngừng tăng trưởng. Thành phố cũng đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho phân khúc thay thế, cụ thể là mảng năng lượng tái tạo với hai nhà máy điện mặt trời mới được cấp phép gần đây. Giá thuê đất công nghiệp khoảng  67USD (1,5 triệu đồng)/m2/chu kỳ thuê.

Nguồn cung căn hộ toàn thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 11.126 căn với giá bán khoảng 939USD (khoảng 21,8 triệu đồng)/m2. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 1.220 căn với giá bán trung bình đạt 1.658USD (khoảng 38,5 triệu đồng)/m2. Nguồn cung văn phòng Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 24.600 m2 với giá thuê trung bình 8,9USD (khoảng 205.000 đồng)/m2/tháng.

Nhờ lượng khách du lịch dồi dào cùng lượng nhân lực đông đúc ở các ngành chủ lực, Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu nguồn cung bán lẻ khá lớn với 139.100m2 với tầm giá thuê đạt 14,7USD (khoảng 338.000 đồng)/m2/tháng.

Long An

Long An đang được xem là một lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai. Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100USD (khoảng 2,3 triệu đồng)/m2/chu kỳ thuê.

Ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh sẽ mang một lượng lớn nhân lực đổ về Long An, nhưng tỉnh này vẫn chưa có nguồn cung căn hộ nào. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 3.352 căn với giá bán trung bình 1,368USD (khoảng 31,8 triệu đồng)/m2. Thị trường dân cư còn thiếu hụt hứa hẹn sẽ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội.

Long An có nguồn cung văn phòng khá khiêm tốn với tổng diện tích 9.600m2 và khách thuê chỉ phải trả 4,3USD (khoảng 99.000 đồng)/m2/tháng. Ở mảng bán lẻ, Long An cũng có giá thuê phải chăng với 13.5USD (khoảng 310.000 đồng)/m2 cho tổng cộng 41,400m2 nguồn cung.

“Tại các tỉnh thuộc khu vực phía nam, các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm các tài sản công nghiệp và hậu cần, thông qua liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp địa phương hoặc mua lại quỹ đất và các bất động sản đang hoạt động”, ông Stephen nhận định.

Theo ông Stephen, việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp. Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư.

 

Theo cafeland.vn

0916.62.13.13
0916621313